Việc lựa chọn van điện từ theo kích thước đường ống có thể không phải ai cũng biết hoặc nắm rõ. Vì vậy, nội dung bài viết dưới đây tôi sẽ chia sẻ thông tin về các yêu tố cần xác định để lựa chọn van điện từ và bảng quy đổi kích thước các loại đường ống.
Xác định kích thước van điện từ cho mỗi loại đường ống
Bước 1: Đầu tiên cần xác định các yếu tố sau để có thể lựa chọn van điện từ chính xác
- Trước tiên cần xác định loại ống cần lắp đặt là ống nhựa hay ống kim loại theo tiêu chuẩn gì
- Xác định kích thước đường kính đường ống bạn cần lắp để đảm bảo nước chảy qua van không bị ảnh hưởng
- Lưu chất để lựa chọn chất liệu đường ống và chất liệu van.
Bước 2: Tra bảng quy đổi kích thước đường ống để lựa chọn van điện từ phù hợp. Tùy vào đường ống bạn lắp đặt sẽ áp dụng bảng khác nhau.
Trong các hệ thống dẫn chất lỏng hoặc khí, có thể sử dụng nhiều loại ống từ các chất liệu khác nhau như ống nhựa HDPE, ống PPR chịu nhiệt, ống PVC, hoặc ống kim loại như kẽm, thép, inox, và đồng. Việc kết nối giữa các loại ống này với nhau, chẳng hạn nối ống HDPE với ống kẽm, hoặc kết nối chúng với phụ kiện như van, vòi, đồng hồ, máy bơm, khớp nối giảm giật, mặt bích, là một phần không thể thiếu của quá trình lắp đặt.
Ống nhựa như HDPE, PPR, và PVC thường có kích thước đo bằng đường kính ngoài, trong khi ống kim loại như kẽm, thép, inox, và đồng lại có kích thước danh nghĩa dựa vào đường kính trong của ống. Sự khác biệt về kích thước giữa các loại ống này là rõ ràng, do chúng được sản xuất theo các tiêu chuẩn kích thước khác nhau như:
- DIN 8074:2011-12 cho ống HDPE,
- DIN 8077:2008-09 cho ống PPR,
- ISO 1452-5:2009 cho ống PVC,
- ASTM A53 cho ống kẽm.
Bảng quy đổi kích thước các loại ống và kích thước van điện từ
Kích thước van điện từ | DN | Ren | HDPE / PPR | PVC | Kẽm/thép |
---|---|---|---|---|---|
mm | mm | inch | mm | mm | mm |
Phi 21 | 15 | ½ | 20 | 21 | 15 |
Phi 27 | 20 | ¾ | 25 | 27 | 20 |
Phi 34 | 25 | 1 | 32 | 34 | 25 (26) |
Phi 42 | 32 | 1 ¼ | 40 | 42 | 32 (33) |
Phi 49 | 40 | 1 ½ | 50 | 48 | 40 |
Phi 60 | 50 | 2 | 63 | 60 | 50 |
Phi 76 | 65 | 2 ½ | 75 | 75 (76) | 65 |
Phi 90 | 80 | 3 | 90 | 90 (89) | 80 |
Phi 114 | 100 | 4 | 110 | 110 (114) | 100 |
[irp posts=”555″ ]Thông thường, kích thước van điện từ sẽ được chọn bằng hoặc lớn hơn kích thước đường ống, tuy nhiên không nên chênh lệch kích thước quá tránh áp lực lên đường ống. Ví dụ Van điện từ phi 21 chỉ lắp cho đường ống có kích thước danh định DN15 (ø 21) hoặc DN10 (ø 17)
Giải thích các thuật ngữ phi, DN, inch liên quan đến đường kính ống và kích thước van điện từ
Thuật ngữ “phi” có ý nghĩa gì
“Phi” là một thuật ngữ đa năng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực với nhiều ý nghĩa khác nhau. Trong vật lý, “phi” chỉ pha ban đầu của vật dao động điều hòa, tuy nhiên trong kỹ thuật và thiết kế xây dựng là biểu thị đường kính ngoài danh nghĩa của ống hoặc trục.
“Phi”thường được ký hiệu là “ø” và đo bằng milimet (mm). Được xác định bằng cách đo đường kính ngoài của hình tròn mặt cắt ngang trục. Ví dụ đường ống có kích thước đường kính ngoài là 21mm thì có thể gọi là ống phi 21.
Như vậy gọi van điện từ phi 21 hay phi … thì ở đây ngầm hiểu là sẽ lắp vào ống đường kính ngoài 21mm (kích thước này có thể dao động chênh lệch 1 đến 2mm)
DN là gì?
DN (Diametre Nominal) là kích thước danh nghĩa theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO) dùng để chỉ đường kính danh nghĩa bên trong của ống. Ví dụ van điện từ DN15 sẽ tương ứng với ống có kích thước danh nghĩa là DN15.
Đơn vị inch là gì?
Inch, còn được viết là in hoặc biểu thị bằng ″, là một đơn vị đo chiều dài trong các hệ thống đo lường của Anh và Mỹ, với các giá trị cụ thể tùy theo mỗi hệ thống. Trong một yard có 36 inches, và trong một foot có 12 inches. Đơn vị này cũng được dùng để đo diện tích (inch vuông) và thể tích (inch khối). Inch rất phổ biến ở Hoa Kỳ và cũng được sử dụng rộng rãi ở Canada. Tại Mỹ, Anh, Úc, và Canada, chiều cao của con người thường được đo bằng feet và inches. Tuy nhiên, ở Canada, chiều cao trên các giấy tờ hành chính như bằng lái xe thường được ghi bằng mét.
1″ = 25,4mm=2,54cm
Trong lĩnh vực van vòi, ống nước thì inch là độ dài đường kính trong của ống. Ví dụ van 2″ sẽ có kích thước đường kính danh định sấp sĩ là 50mm
Kết luận
Với mỗi size đường ống sẽ có kích thước van điện từ tương đương như bảng quy đổi ở trên. Ví dụ van điện từ phi 21 sẽ lắp cho ống nhựa PVC 21mm, PPR hay HDPE 20mm và ống kẽm thép là 15mm
Hy vọng những thông tin Vandientu.net chia sẻ ở trên có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về các kích thước của đường ống và ứng dụng vào việc lựa chọn size van điện từ phù hợp. Xin cảm ơn bạn đã xem hết nội dung bài viết này!
Cập nhật lúc 10:49 – 26/01/2024