Home / Kiến thức / Van điện từ hay van điều khiển bằng điện: Tư vấn lựa chọn

Van điện từ hay van điều khiển bằng điện: Tư vấn lựa chọn

  Van điện từ và van điều khiển bằng điện đều có ứng dụng khá tương đương nhau. Trong nội dung bài viết này Vandientu.net sẽ phân tích từng ưu nhược điểm của 2 dòng van trên để bạn đọc có thể lựa chọn được loại van tối ưu với mình.

Giới thiệu van điều khiển điện và van điện từ

Van bi điện inox và van điện từ inox
Van bi điện inox và van điện từ inox

Van điều khiển bằng mô tơ điện và van điện từ là hai loại van được sử dụng rất nhiều trong các ứng dụng công nghiệp và quá trình để kiểm soát dòng chảy của chất lỏng hoặc khí.

Van điều khiển bằng mô tơ điện là tên gọi chung của các loại van cơ kèm bộ điều khiển điện bao gồm: Van bi điện, van bướm điện, van cổng điện,… điều khiển đóng, mở, điều tiết lưu chất chảy qua. Loại van này được thiết kế đa dạng, ứng dụng được nhiều hệ thống khác nhau.

Van điện từ, còn được biết đến bằng cách gọi tiếng Anh là Solenoid Valve, là loại van được điều khiển bằng cách chuyển đổi năng lượng điện thành từ trường để thực hiện các chức năng đóng mở.

Van điện từ có thể sử dụng nguồn điện áp 12V, 24V, 110V hoặc 220V và dòng điện một chiều và xoay chiều. Chức năng chính của van từ bao gồm việc đóng mở và điều tiết dòng chảy qua van. Van điện từ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ nước, dầu, hóa chất, đến khí và gas.

Điểm nổi bật của van điện từ là khả năng vận hành nhanh chóng, tức thì và linh hoạt. Nó còn được đánh giá cao về độ ổn định trong hoạt động và thiết kế gọn nhẹ, tiện lợi.

So sánh van mô tơ điện và van điện từ

Van điều khiển mô tơ điện Van điện từ
Giống nhau Cả hai loại van đều là van điện được ứng dụng để kiểm soát dòng chảy của chất lỏng hoặc khí trong các ứng dụng công nghiệp. Điện áp điều khiển được là 24V, 220V
1. Cấu tạo
  • 2 bộ phận chính là thân van và mô tơ điều khiển bằng điện. Thân van có kích thước từ DN08 ~ DN1200, Chất liệu chủ yếu là: Gang, nhựa, inox và thép
  • 2 bộ phận chính là thân van và cuộn điện. Chất liệu thân van đa dạng: đồng, nhựa, inox, gang. Kích thước từ DN08 – DN 200
2. Nguyên lý hoạt động
  • Van điều khiển mô tơ điện hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng mô tơ điện để thực hiện việc mở, đóng điều tiết van.
  • Mô tơ điện được kết nối trực tiếp hoặc thông qua trục để chuyển động van.
  • Sử dụng điện áp 220V, 24V, 380V
  • Nguyên lý hoạt động van điện từ là sử dụng cuộn dây từ để tạo ra lực từ trường điện từ để duy trì tình trạng kiểm soát dòng chảy.
  • Sử dụng điện 12V, 24V, 220V
3. Ứng dụng
  • Van điều khiển mô tơ điện thường được sử dụng trong các hệ thống yêu cầu kiểm soát dòng chảy hoặc áp suất chính xác, như trong hệ thống xử lý nước, quá trình sản xuất, và hệ thống cấp nhiên liệu.
  • Van điện từ thường được sử dụng trong các ứng dụng đòi hỏi tốc độ phản ứng nhanh và kiểm soát dòng chảy trong thời gian ngắn, như: phun sương, tưới thông minh, hệ thống làm mát, van điện từ máy pha cà phê, máy lọc nước,…
4. Ưu điểm
  • Độ bền cao, độ chính xác cao. Có đa dạng kích thước lớn nhỏ, ứng dụng được đa dạng. Không cần duy trì ngâm điện liên tục khi van hoạt động.
  • Khi mất điện có thể đóng mở bằng tay được.
  • Có thể kiểm soát hệ thống số lượng lớn van thông qua tủ điện điều khiển trung tâm.
  • Dòng chảy chất lỏng hay khí qua van không bị giảm đi.
  • Sử dụng được ở nhiệt độ và áp lực cao hơn.
  • Chuyên dụng để điều tiết dòng chảy hơn là van điện từ
  • Tốc độ đóng mở nhanh chưa đến 1S. trong các ứng dụng đòi hỏi tốc độ phản ứng nhanh và kiểm soát dòng chảy trong thời gian ngắn.
  • Thiết kế nhỏ gọn dễ dàng lắp đặt và sử dụng.
  • Giá thành thấp.
5. Nhược điểm
  • Giá thành tương đối cao.
  • Lắp đặt và sử dụng yêu cầu tính kỹ thuật cao hơn van điện từ.
  • Tốc độ đóng mở chậm
  • Phải ngâm điện khi sử dụng, độ bền thấp hơn van mô tơ nếu chạy thời gian dài và liên tục. Không vận hành bằng tay được khi mất điện.
  • Dòng chảy qua van điện từ khiến lưu chất giảm chỉ còn ¾ lưu lượng.
  • Độ bền của cuộn coil sẽ giảm dần theo thời gian sử dụng.

Nên lựa chọn van điện từ hay van điều khiển bằng mô tơ điện

Trong việc chọn lựa sản phẩm phù hợp, cần xem xét các yếu tố sau:

  • Khả năng điều chỉnh lưu lượng lưu chất
  • Áp suất làm việc
  • Nhiệt độ làm việc
  • Yêu cầu tốc độ đóng mở nhanh hay chậm
  • Ngoài ra còn liên quan đến ứng dụng, vị trí lắp đặt, thời gian sử dụng để đóng hay mở van.

Tổng kết

Van điều khiển bằng điện thường phù hợp cho các ứng dụng yêu cầu kiểm tính kỹ thuật cao, đường ống kích thước lớn và ổn định, trong khi van điện từ thường được sử dụng trong các ứng dụng đòi hỏi thời gian đóng mở nhanh, thời gian ngắn và tiết kiệm chi phí.

Dù vậy, Dù bạn chọn loại van nào thì việc lắp đặt van điện và bảo dưỡng chúng đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo van hoạt động tốt và ổn định.

BÀI VIẾT KHÁC CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cập nhật lúc 10:52 – 11/11/2024

4.9/5 - (9 bình chọn)
Chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Messenger
Contact Me on Zalo
088.992.9669