Có rất nhiều lí do khiến van điện từ hoạt động không còn chính xác hay ngừng hoạt động, nội dung bài viết này được vandientu.net tổng hợp từ kinh nghiệm thực tế chia sẻ lại cho bạn đọc, hy vọng bạn có thể sửa được van điện từ của mình hay phòng tránh van bị hư hỏng khác.
Dấu hiệu nhận biết van điện từ bị lỗi
Van điện từ nước thông thường có cấu tạo rất đơn giản, nên việc xác định khi van gặp sự cố không quá khó khăn. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là các vấn đề xảy ra có thể không chỉ đến từ van điện từ mà còn do các yếu tố khác trong hệ thống khiến van hoạt đông không hiệu quả. Sau đây là một số dấu hiệu phổ biến:
- Khi cấp điện van phát ra âm thanh (có thể do lỗi của van hoặc hệ thống)
- Nước chảy qua van rất yếu, hoặc không chảy qua (Do nước cấp vào áp lực yếu, hoặc lò xo của van bị kẹt)
- Nước vẫn chảy qua van khi chưa cấp điện (đối với van thường đóng thì trường hợp này là van đang bị lỗi)
- Van bị rỉ nước ra bên ngoài
Nguyên nhân và cách sửa van điện từ bị hư hỏng
Van điện từ nước không chạy khi cấp điện
Đây là 1 trong những lỗi thường xuyên gặp phải trong quá trình sử dụng van điện từ nước. Lỗi này xuất hiện khi chúng ta cấp nguồn điện cho van nhưng chúng lại không thể hoạt động hoặc do một số nguyên nhân khác. Cụ thể như:
Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Không có điện trên cuộn dây | Kiểm tra xem van điện từ đã được kết nối điện hay chưa?
Sử dụng các đồng hồ đo điện. Sau đó nhấc nhẹ cuộn coil lên và kiểm tra xem có điện trở hay không. Chú ý không được tháo cuộn dây dưới điện áp, nếu không cuộn dây có thể bị cháy.
Tiếp theo là kiểm tra các tiếp điểm, dây nối, cầu chì
|
Cuộn coil điện bị đứt | Hàn lại cuộn coil điện hoặc thay thế cuộn coil mới nếu cần |
Điện áp nguồn không phù hợp với điện áp hoạt động của van. Điện áp quá cao có thể làm cháy và hỏng cuộn dây. | Kiểm tra xem điện áp nguồn có phù hợp với điện áp hoạt động của cuộn coil điện không.
Nếu không phù hợp cần thay cuộn coil có điện áp phù hợp với điện áp của hệ thống |
Lưu chất đi qua van không đạt áp lực tối thiểu | Cần cải thiện áp lực dòng chảy của dòng nước tối thiểu là 0,05 bar |
Nhiệt độ chất lỏng quá cao | Chọn vật liệu chế tạo và màng van phù hợp với nhiệt độ môi chất |
Lưu chất lẫn nhiều tạp chất, cặn bẩn dẫn van bị tắc | Làm sạch đường ống và lắp thêm y lọc ở trước van điện từ nước để loại bỏ tạp chất, cặn bẩn làm sạch nguồn nước |
Lưu chất quá đặc và có độ kết dính cao | Cần thay thế loại van phù hợp với đặc điểm lưu chất |
Van hoạt động liên tục trong thời gian dài | Sử dụng van nước điện từ phù hợp với thời gian làm việc của hệ thống.
Nếu thời gian đóng nhiều hơn mở thì dùng van dạng thường đóng. Nếu thời gian mở nhiều hơn đóng thì dùng van dạng thường mở. Lưu ý: Van điện từ nước chỉ có thể hoạt động liên tục từ 2~4h. sau đó van cần nghỉ để làm mát cuộn coil. |
Van điện từ nước đóng không kín
Đây cũng là lỗi thường xuyên gặp phải trong quá trình sử dụng van điện từ. Chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục chúng nhé.
Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Do màng van hay gioăng làm kín bị mài mòn, hư hỏng | Thây bộ phận màng van hay gioăng làm kín |
Nhiệt độ môi chất quá cao hay độ nhớt quá lớn | Thay thế loại van phù hợp với đặc điểm môi chất |
Dị vật, tạp chất, cặn bẩn đi vào bên trong van. | Vệ sinh sạch sẽ toàn bộ bên trong van, đặc biệt là đĩa van. |
Lò xo hoặc piston trong van bị lỗi | Kiểm tra áp suất và lưu lượng dòng chảy. Thay mới các bộ phận bi hư hỏng |
Lỗ thông, cửa van bi tắc | Vệ sinh sạch sẽ lỗ thông lưu chất bên trong van điện từ |
Lắp ngược van. Van điện từ nước là dạng van 1 chiều. Trên thân van có mũi tên, hướng dòng chảy tương ứng với chiều mũi tên. Nên nếu lắp ngược chiều trên van không đóng kín | Lắp chiều dòng chảy đúng theo chiều mũi tên trên thân van. |
Tần suất hoạt động của van quá nhiều | Thay thế loại van phù hợp với tần suất |
Áp Suất Nước Quá Cao | Thay thế van phù hợp hoặc lắp trước van giảm áp |
Van điện từ nước bị rò rỉ lưu chất ra bên ngoài và bên trong
Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Mối nối liên kết giữa van điện từ và hệ thống đường ống chưa đảm bảo | Siết chặt vị trí kết nối van và đường ống |
Thân van bị nứt, vỡ | Thay van mới |
Gioăng làm kín, băng keo non bị ăn mòn, rách, hỏng | Thay mới gioăng làm kín và bằng keo non |
Lò xo kém chất lượng | Thay lò xo mới |
Van điện từ nước kêu to
Thông thường khi hoạt động dòng van này sẽ phát ra tiếng kêu “ù ù ù” tương đối nhỏ nhẹ hoặc có những hãng gần như không nghe thấy tiếng gì. Tuy trong quá trình sử dụng bạn có thể nghe thấy van phát ra tiếng kêu to bất thường, chúng bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Đai ốc trên đỉnh cuộn coil bị lỏng | Siết chặt lại đai ốc trên đỉnh cuộn điện |
Dao động điện áp không nằm trong phạm vi cho phép | Điều chỉnh lại điện áp hoạt động phù hợp với dung sai điện áp là : +/- 10% đối với tần số kép, còn DC = +10% hay AC = -15% |
Bền mặt pít tông có tạp chất hoặc không được phẳng | Vệ sinh sạch sẽ pít tông |
Chênh lệch áp suất | Kiểm tra thông số kỹ thuật của van, kiểm tra lưu lượng và áp suất chất lỏng. Thay thế loại van phù hợp. |
Búa nước | Lắp đặt ống chữ T hoặc tăng kích thước đường ống để giảm tốc độ dòng chảy. |
Cuộn coil điện bị cháy, hỏng, không nhận khi cấp điện
Trong quá trình hoạt động cuộn coil điện từ có thể bị cháy, hỏng hay không hoạt động khi được cấp nguồn điện. Chúng xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Sai điện áp | Thay cuộn coil có điện áp đúng với điện áp hoạt động của hệ thống.
Kiểm tra hệ thống dây điện và sơ đồ nối dây. Kiểm tra dung sai điện áp tối đa, thường là DC = +/- 10% hay AC = 15%, tần số đơn |
Mạch ngắn | Cài đặt lại đoạn mạch ngắn
Kiểm tra lại các kết nối điện ở cuộn coil và đầu nối |
Thời gian hoạt động dài làm cho cuộn coil bị nóng | Thay dạng van điện từ nước có thời gian hoạt động phù hợp với nhu cầu của hệ thống.
Tăng cường thông gió |
Nhiệt độ môi trường | Lắp đặt van ở những vị trí thoáng mát |
Các dị vật, cặn bẩn lẫn trong dòng nước làm cho van bị kẹt | Lắp thêm y lọc trước van điện từ để loại bỏ tạp chất làm sạch dòng nước |
Nước, chất bẩn thấm vào cuộn coil | Kiểm tra xếp hạng IP của cuộn dây xem có thích hợp với vị trí và môi trường lắp đặt không. |
Một số câu hỏi liên quan
Chi phí thay thế van điện từ là bao nhiêu?
Chi phí thay thế van điện từ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại van, kích thước, chất liệu và nhà sản xuất. Nó có thể dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng, tùy thuộc vào đặc tính kỹ thuật và chất lượng của van. Ngoài ra, chi phí cũng có thể bao gồm giá của các phụ tùng thay thế và chi phí vận chuyển nếu cần.
Cách bảo trì van điện từ như thế nào?
- Vệ sinh van: Làm sạch van để loại bỏ bụi bẩn, cặn hoặc các tạp chất có thể gây kẹt màng van
- Kiểm tra điện áp và dòng điện: Đảm bảo rằng van điện từ nhận được nguồn điện phù hợp với thông số kỹ thuật của nó.
- Kiểm tra nguồn điện: Đảm bảo rằng tất cả các kết nối điện đều an toàn.
- Thay thế các bộ phận bị mòn: Khi cần thiết, thay thế các bộ phận như lò xo, màng van, bu lông
Trên đây là những chia sẻ của Vandientu.net về các lỗi thường gặp ở van điện từ nước, nguyên nhân và cách sửa chữa. Trên đây là những tổng hợp kiến thức của Tổng kho van điện từ, nếu bạn biết thêm các lỗi và biện pháp khắc khác hãy chia sẻ cùng chúng tôi và mọi người để bài viết phong phú và hoàn thiện hơn nhé..
BÀI VIẾT KHÁC CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Review 4 bước hướng dẫn lắp van điện từ nước đơn giản dễ hiểu nhất
- Top 3 loại van nước thông minh điều khiển từ xa bằng điện thoại tốt nhất
- Bảng tra đầy đủ các model van điện từ nước tại Vandientu.net
Cập nhật lúc 23:09 – 22/07/2024
Tôi đang gặp phải lỗi cuộn coil hỏng, đã gọi shop và đã sử lý xong, rất nhanh, rất nhiệt tình